Nội thất tân cổ điển dát vàng - Nghệ thuật tinh hoa của hoàng gia.

13/10/2023
Nghệ thuật dát vàng được sáng tạo và phát triển từ ngàn đời nay ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, cho đến nay không thể phủ nhận được vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp mà nó đem lại đặc biệt là trong nội thất tân cổ điển.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nghệ thuật tinh hoa của hoàng gia - dát vàng nội thất tân cổ điển với giá trị thẩm mỹ ấn tượng.

1. Nguồn gốc của nghệ thuật dát vàng. 

Trước tiên, chúng ta cần hiểu lá vàng là gì? Lá vàng là vàng đã được rèn thành các tấm mảng bằng cách " dát vàng" - quá trình nện vàng thành một tấm cực mỏng không bị vỡ.
Nội thất tân cổ điển
Nguồn gốc do sự tương tác giữa con người với vàng của người Ai Cập vào khoảng 3.000 năm TCN. Vàng được coi là màu của các vị thần và các pharaoh họ ví vàng như da của các vị thần thể hiện cho sự giàu có và quyền lực của các vị thần qua trang trí nội thất hoặc đồ trang sức.
Nghệ thuật dát vàng trong nội thất tân cổ điển: Các kỹ thuật được sử dụng không được ghi chép rõ ràng do việc cướp bóc các di chỉ của Ai Cập nhưng Deborah thuộc cục bảo tồn vật thể, bảo tàng nghệ thuật Metropolitan nói rằng" là vàng mỏng như một micromet đã được sản xuất ngay từ thời cổ đại và lá dày hơn hoặc các tấm được áp dụng cơ học hoặc bằng chất kết dính để tạo ra bề mặt vàng cho nhiều loại vật liệu khác".
Nội thất tân cổ điển
Ví dụ sớm nhất về ứng dụng vàng là  Basilica di Santa Maggiore ở Rome. Nghệ thuật dát vàng được ứng dụng trong các nhà thờ và vương cung thánh đường ở byzantine và La Mã vào năm 400 sau Công Nguyên trên các vật liệu như đá, ngói và kính được ốp trên các bức tường.
Nội thất tân cổ điển
Vào giữa thế kỉ 11 - thế kỉ 13 ở Venice, " Sculoe" tập đoàn thợ thủ công là nơi đầu tiên dát vàng và biến nó thành tấm lá vàng tốt nhất.

2. Ưu điểm của nghệ thuật dát vàng trong nội thất tân cổ điển.

Nghệ thuật dát vàng trong nội thất tân cổ điển có nhiều ưu điểm và lợi ích, làm nổi bật và tạo sự sang trọng cho không gian. Dưới đây là một số ưu điểm của việc sử dụng vàng trong nội thất tân cổ điển:
Nội thất tân cổ điển
- Sang trọng và quý phái: Vàng là một loại kim loại quý giá và có lịch sử dài đẹp trong việc biểu thị sự giàu có và quý tộc. Sử dụng vàng trong nội thất tạo ra một cảm giác sang trọng và quý phái, làm tôn lên giá trị và đẳng cấp của không gian.
- Tạo điểm nhấn: Vàng có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn trong nội thất. Điều này giúp tạo ra sự tương phản và tập trung ánh nhìn vào những chi tiết quan trọng hoặc trang trí đặc biệt, giúp tạo nên sự cuốn hút và thú vị.
- Thời gian và bền vững: Vàng là một kim loại rất bền và không bị oxi hóa. Khi được sử dụng trong nội thất, nó có thể kéo dài tuổi thọ của các chi tiết trang trí và nội thất, giúp giữ cho không gian luôn mới mẻ và lấp lánh.
Nội thất tân cổ điển
- Tính cá nhân hóa: Vàng có thể được sử dụng để tạo ra các chi tiết nội thất tùy chỉnh hoặc đặc biệt, giúp tạo nên không gian cá nhân hóa và phản ánh sở thích của chủ sở hữu.
- Kết hợp với các loại vật liệu khác: Vàng có khả năng kết hợp tốt với nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, da, đá, thủy tinh, tạo ra sự hài hòa và đa dạng trong thiết kế nội thất tân cổ điển.
Nội thất tân cổ điển
- Giá trị tài sản: Việc sử dụng vàng trong nội thất có thể tăng giá trị của căn nhà hoặc tài sản, đặc biệt khi vàng được sử dụng một cách tinh tế và thẩm mỹ.
 

3. Quy trình dát vàng nội thất tân cổ điển vô cùng tinh hoa.

3.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu.

Nghệ thuật dát vàng có thể hiểu đơn giản dính vàng vào một bề mặt nào đó nhưng khi tìm hiểu rồi mới thấy sự kỳ công, tỉ mỉ và bắt buộc phải thực hiện thủ công 100% với các nguyên vật liệu sau:
Nội thất tân cổ điển
- Bút lông vẽ keo: Đầu bút mảnh và mềm không cứng
- Keo dán vàng
- Bút dập lá vàng: Để dập cho các lá vàng sau khi dát bám vào đồ vật không bị bung keo hay bị lệch vị trí.
- Chổi sơn: Vệ sinh bề mặt đồ vật được dát
- Lá vàng : Bạn nên chọn những loại lá vàng tốt có chất lượng về màu sắc cũng như đặc tính.
Nội thất tân cổ điển
- Máy phun xịt: làm sạch các khe trên đồ dùng có nhiều họa tiết và khe cũng như làm sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt vàng.
- Son bóng: Phủ lớp bóng bên ngoài lớp vàng vừa được dát lên để bảo vệ lớp vàng dát tránh bị trầy xước hay các tác động từ bên ngoài.

3.2 Quy trình dát vàng.

Quy trình dát vàng trong nội thất tân cổ điển đòi hỏi sự tỉ mỉ, bao quát và chính xác từ người nghệ nhân.
Nội thất tân cổ điển
Bước 1: Làm sạch sản phẩm cần dát  vàng, đặc biệt là các khe và góc của các chi tiết.
Bước 2: Phun hoặc quét sơn chống thấm lên bề mặt sản phẩm để hạn chế khi gặp đồ ẩm thấp hay bị mắc mưa thì không thấm hay hút nước làm nhã lớp kéo dát vàng.
Bước 3: Quét keo dát vàng lên các chi tiết không quá dày cũng không quá mỏng.
Bước 4: Đặt lá vàng cần dát lên đồ vật, đặt đúng vị trí không đặt lệch để tránh trường hợp sai các tính toán ban đầu. Nên tính toán kích thước sao cho phù hợp tránh trường hợp bị dư hoặc thiếu vàng.
Nội thất tân cổ điển
Bước 5: Dập các lá vàng vào khít và dát chắc chắn vào đồ vật, tránh dập quá mạnh làm hư hỏng sản phẩm và miếng vàng dát.
Bước 6: Dùng máy xịt và máy hút bụi làm sạch bề mặt vàng vừa dát và các khe sản phẩm.
Bước 7: Sơn phủ hoặc phun lên bề mặt vàng vừa dát một lớp sơn bóng để bảo vệ lớp vàng dát.

4. Lời kết.

Nghệ thuật dát vàng nội thất tân cổ điển là sự tôn vinh vẻ đẹp cổ điển, hướng đến những giá trị bền vững mà còn khẳng định khả năng sáng tạo của con người trong việc nghiên cứu, kết hợp các xu hướng nội thất mới để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, công năng của con người hiện đại. 
 
Chia sẻ bài viết :

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay sau 5 phút.

Ho?c
Hoặc liên hệ với chúng tôi theo hotline:
1800 888 808
1800 888 808